TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO - TỈNH TUYÊN QUANG
được bảo vệ bởi bản quyền: Nền tảng ứng dụng chơi xổ số trực tuyến
Điện thoại: 02073 892 012 - Email: [email protected]
Dự Hội thảo, về phia tỉnh Tuyên Quang có các đồng chí: Đỗ Hồng Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ngô Tuấn Dũng Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ; Ma Thị Thao - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh cùng đại diện Ban tuyển giáo huyện Na Hang, Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện Hàm Yên.
Về phía Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có: PGS. TS Nguyễn Đức Vinh - Viện trưởng cùng các đồng chí cán bộ quản lý, giảng viên Viện.
Về phía Trường Đại học Tân Trào có: TS. Nguyễn Minh Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Vũ Quỳnh Loan - Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm trực thuộc và sinh viên Nhà trường.
Đại biểu dự Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
Đại diện Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Đức Vinh - Viện trưởng trao quà lưu niệm tới Trường Đại học Tân Trào
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Đức Vinh - Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam khẳng định: Văn hóa cộng đồng là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực trong quản lý phát triển kinh tế, xã hội, giá trị văn hóa công đồng của mỗi dân tộc là tài sản rất quan trọng trong phát triển xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn và phát triển bền vững địa phương. Phát huy vai trò của văn hóa cộng đồng các dân tộc vào quản lý phát triển xã hội tỉnh Tuyên Quang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt, trong bối cảnh tỉnh Tuyên Quang đang mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc bàn thảo làm rõ thực trạng và phát huy vai trò của văn hóa trong quản lý phát triển xã hội cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm phát huy một cách tối đa vai trò của văn hóa trong quản lý phát triển xã hội bền vững địa phương giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn 2030. Phó Giáo sư đề nghị Hội thảo cần tập trung làm rõ: 1) Cơ sở lý luận về văn hóa cộng đồng, giá trị văn hóa cộng đồng trong quản lý phát triển xã hội bền vững; 2) Quan điểm của đảng, chính sách nhà nước, địa phương về vai trò văn hóa trong phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, khu phố văn minh; 3) Một số khía canh về thực trạng phát huy vai trò văn hóa cộng đồng (hệ thống chính trị, tổ chức xã hội… ở địa phương) trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển, quản lý xã hội, xây dựng nông thôn mới, khu phố văn minh; 4) Những bàn luân và gợi ý đối với quản lý phát triển địa phương - trường hợp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn 2030.
PGS. TS Nguyễn Đức Vinh - Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Phát biểu đề dẫn Hội thảo
Các tham luận được trình bày tại Hội thảo gồm: Quan điểm, chính sách về vai trò của văn hóa, văn hóa cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh hiện nay do Bà Ma Thị Thao - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang trình bày; Quản lý phát triển xã hội gắn với phát huy giá trị văn hóa cộng đồng nông thôn: Nhìn từ một số tiếp cận lý thuyết và gợi ý đối với tỉnh Tuyên Quang do PGS.TS Nguyễn Đức Chiến - Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình bày; Vai trò của văn hóa cộng đồng đối với chương trình xây dựng nông thông mới: Một số vấn đề nghiên cứu và bài học cho tỉnh Tuyên Quang do TS. Trường Xuân Trường - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình bày; Tính tẩu với vai trò bảo tồn giá trị văn hóa người Tày Tuyên Quang do TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo - Trường Đại học Tân Trào trình bày; Sự tham gia của các chủ thể trong bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ở Tuyên Quang do TS. Nguyễn Thanh Thủy - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình bày.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận sôi nổi để làm rõ các khái niệm, quan điểm lý thuyết văn hóa công đồng, văn hóa trong quản lý phát triển xã hội bền vững; Quan điểm của đảng, chính sách nhà nước, địa phương (tỉnh, huyện) về vai trò văn hóa trong phát triển, văn hóa cộng đồng trong quản lý phát triển xã hội bền vững; Vai trò của văn hóa cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, khu phố văn minh; Thực trạng phát huy vai trò văn hóa cộng đồng gia đình, dòng họ, tộc người của các dân tộc thiểu số ở địa phương và các loại hình văn hóa khác trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển, quản lý xã hội, xây dựng nông thôn mới, khu phố văn minh; Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng phát huy vai trò văn hóa cộng đồng trong quản lý phát triển xã hội và hệ các giải pháp phát huy hiệu quả vai trò văn hóa cộng đổng các dân tộc trong quản lý phát triển xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn 2030... |
Đại biểu phát biểu và trình bày tham luận tại Hội thảo
Đại biểu thảo luận sôi nổi tại Hội thảo
Hội thảo đã tạo ra một diễn đàn khoa học để các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên trường đại học công bố, thảo luận về thực trạng vai trò văn hóa cộng đồng các dân tộc được sử dụng và phát huy trong quá trình quản lý phát triển xã hội bền vững (trường hợp huyện Hàm Yên nói riêng) tỉnh Tuyên Quang nói chung; Đề xuất giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của văn hóa cộng đồng các dân tộc vào thực hiện và đạt các mục tiêu, chỉ tiêu quản lý phát triển xã hội bền vững (trường hợp huyện Hàm Yên nói riêng) tỉnh Tuyên Quang nói chung, giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn 2030.
Bế mạc Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Đức Vinh - Viện trưởng đã gửi lời cảm ơn các đồng chí là lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh Tuyên Quang, các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên đến từ các trường đại học đã dành thời gian đến tham dự Hội thảo. Phó Giáo sư bày tỏ hy vọng Hội thảo sẽ có giá trị lan tỏa, là nguồn tư liệu quan trọng góp phần cung cấp tri thức, hiểu biết về thực trạng sử dụng và phát huy vai trò văn hóa cộng đồng trong quản lý phát triển địa phương; cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về vai trò của văn hóa trong quản lý phát triển xã hội, các nhà hoạt động thực tiễn, giới khoa học, và đông đảo nhân dân hiểu biết về tâm quan trọng văn hóa cộng đồng trong quản lý phát triển địa phương hiện nay và trong tương lai.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm mừng thành công Hội thảo